Cho ra mắt hàng loạt smartphone trải đều từ phân khúc giá rẻ, trung cấp đến cận cao cấp, Samsung đang muốn "gậy ông đập lưng ông" với các thương hiệu smartphone Trung Quốc như Xiaomi, Huawei. Nhưng xem xét kĩ lại, Samsung được nhiều hay mất nhiều hơn?
Việc cho ra nhiều dòng điện thoại mới và phủ trong mọi phân khúc dường như là nước đi mới của Samsung nhằm "chơi khô máu" với các hãng Trung Quốc. Người dùng từ nay có bao nhiêu tiền cũng mua được điện thoại Samsung. Nhưng hệ quả của việc cho ra quá nhiều dòng điện thoại cũng không phải nhỏ và có thể Samsung phải trả giá cho nước cờ mạo hiểm này.
Người dùng khó khăn trong khâu lựa chọn
Trong quá khứ nếu nhắc đến Samsung, người ta sẽ nghĩ ngay đến những chiếc Galaxy S hoặc Note. Phân khúc tầm trung, cận cao cấp sẽ có những chiếc điện thoại dòng Galaxy A và cuối cùng là phân khúc giá rẻ, bình dân là Galaxy J.
Đầu năm 2019, Samsung đã tung ra đến gần 10 mẫu smartphone
Nhưng trong thời điểm hiện tại, những chiếc smartphone mới của Samsung được ra mắt quá nhiều như "gà đẻ trứng". Ở phân khúc giá rẻ trải dài đến tầm trung hiện tại là những cái tên như Galaxy A30, Galaxy A50, Galaxy A80 hay Galaxy M20,... khi mà Galaxy J đã bị "khai tử" và sáp nhập vào dòng A.
Nếu để ý người dùng dễ dàng nhận ra, Galaxy M20 và A30 dùng chung chip Exynos 7904 và một vài cặp smartphone Galaxy khác cũng chia sẻ gần như một cấu hình phần cứng, gần giống như là "song sinh khác trứng", chỉ khác nhau chút ít mà thôi. Như vậy gây cho người dùng sự khó khăn trong việc lựa chọn chiếc smartphone phù hợp với khả năng tài chính mà lại đáp ứng được tối đa các nhu cầu sử dụng.
Khó tìm linh kiện khi hỏng hóc
Samsung ra mắt rất nhiều smartphone mới trải dài mọi phân khúc, nhưng giá sửa chữa và linh kiện để sửa chữa các smartphone này thì vẫn chưa thông dụng với người dùng.
Ra mắt nhiều smartphone nhưng linh kiện sửa chữa của Samsung lại không tương xứng
Khi mỗi chiếc điện thoại bị hư hỏng, việc đem nó đến địa điểm sửa chữa gần với mình nhất sẽ là lựa chọn tiện lợi đối với mỗi người dùng. Thử nghĩ, nếu chiếc điện thoại của bạn bị hư nhưng vì nó không phổ biến nên những của hàng với quy mô nhỏ không nhập đủ linh kiện về để thay thế. Điều đó đồng nghĩa là người dùng phải gửi chiếc điện thoại lên hãng sản xuất để bảo hành. Điều này tốn kém cả về thời gian lẫn công sức.
Và ở những ca hỏng nặng, việc mua mới cũng là một lựa chọn ít tốn kém thời gian và công sức hơn. Điều đó lại một lần nữa dấy lên nghi ngờ: Liệu có phải chính Samsung cũng đã tính trước được những điều này. Và có chăng hãng làm vậy để người dùng đổi điện thoại nhiều hơn?
Kế hoạch truyền thông bị rối loạn
Ở mỗi sản phẩm mới, trước khi được bán ra, hãng sản xuất sẽ chuẩn bị những kế hoạch truyền thông. Chẳng hạn như Galaxy Note thì Samsung đẩy mạnh về cây bút S Pen hoặc những tiện ích dùng cho dân văn phòng, kinh doanh. Galaxy S sẽ được quảng bá về thiết kế, camera và đối tượng là người trẻ, thích khám phá.ế, cấu hình lẫn hiệu năng và mức giá. Vậy liệu rằng Samsung sẽ dùng điểm gì để quảng bá cho những chiếc điện thoại như Galaxy M20, A30 hay Galaxy A50?
Những chiếc điện thoại "na ná" nhau khiến kế hoạch quảng cáo của Samsung gặp khó khăn
Khi có quá nhiều sản phẩm mới và những thay đổi luôn được cập nhật liên tục trên những sản phẩm này một cách đều đặn, người dùng khó để có thể nhận ra “Samsung vẫn cải tiến đó chứ". Trong khi đa phần các hãng smartphone đều ra mắt sản phẩm cách nhau một khoảng thời gian đủ dài, đủ chín muồi để có một phiên bản nâng cấp hay kế nhiệm khác.
Năm nay quả thực Samsung đang muốn "chơi khô máu" với các đối thủ đến từ Trung Quốc. Nhưng hãng cũng đừng quên rằng, các nhà sản xuất Trung Quốc đang dùng chiến thuật thương hiệu con, như Huawei có Honor, OPPO với Realme, Xiaomi có Redmi,... Tất cả đều đang có chiến lược phổ cập hóa smartphone ở nhiều phân khúc nên Samsung cũng cần lưu ý, không được chủ quan.
Ngày đăng : 22/4/2019 | 435 Lượt xem | Chuyên mục :